Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Những vụ triệu hồi xe đình đám nhất ở Việt Nam

Nguyên nhân của hiện tượng phím công tắc chính điều khiển cửa sổ điện không hồi về vị trí ban đầu hoặc có cảm giác bị dính có khả năng là do việc bôi không đều chất bôi trơn tại nhà cung cấp. Nếu chất bôi trơn được bôi không đều, thì việc sử dụng công tắc một cách thường xuyên có thể làm cho chất bôi trơn bị cácbon hóa và làm hỏng đặc tính bôi trơn. Kết quả là các phím công tắc sẽ sớm bị ăn mòn, từ đó gây ra hiện tượng không hồi được về vị trí ban đầu hoặc có cảm giác bị dính trong quá trình sử dụng, dẫn đến hậu quả là công tắc chính điều khiển cửa sổ điện sẽ bị hỏng và không hoạt động được.

Toyota Việt Nam vừa đưa ra thông báo triệu hồi hơn 5.000 xe do lỗi công tắc chính điều khiển cửa sổ điện. Đây là một trong năm vụ triệu hồi lớn nhất tại Việt Nam trong vòng 3 năm trở lại đây.
Tháng 10/2010: Honda Việt Nam triệu hồi xe Lead vì lỗi bình xăng

Ngày 16/10/2010, liên doanh Nhật Bản ra thông báo triệu hồi 2.154 chiếc xe ga Lead sau khi phát hiện điểm không phù hợp ở bu lông bình xăng.

Honda LEAD lỗi bình xăng

Theo đại diện Honda Việt Nam, việc bu lông bị lỗi hoàn toàn không ảnh hưởng đến an toàn và hoạt động của chiếc xe. Tuy nhiên, hãng này đã quyết định triệu hồi hơn 2.000 chiếc xe để khắc phục lỗi cho khách hàng. Việc khắc phục là thay thế bu lông mới cho bình xăng của khách hàng.

Việc sửa chữa được triển khai qua hệ thống đại lý Honda ủy nhiệm (HEAD), với chi phí hoàn toàn do Honda Việt Nam chi trả.

Chiếc Lead trình làng tại Việt Nam cuối năm 2008. Mục tiêu của Lead là cạnh tranh với chiếc Honda SCR nhập khẩu từ Trung Quốc, vốn đang làm mưa làm gió trên thị trường xe tay ga Việt Nam nhờ thiết kế cốp đựng đồ rộng, tiết kiệm nhiên liệu và giá phải chăng. Ngay sau đó Lead trở nên hút khách và là một trong hai mẫu ga thành công nhất của Honda hiện nay, cùng với mẫu xe tay ga Air Blade.

Tháng 04/2011: Toyota Việt Nam triệu hồi gần 66.000 xe do lỗi kỹ thuật

Ngày 15/4/2011, hãng xe Nhật ra thông báo kiểm tra và sửa chữa miễn phí tất cả các xe Innova và Fortuner sản xuất trước ngày 23/12/2010 do có thể mắc 3 lỗi kỹ thuật.

Trong thông cáo gửi đi, Toyota Việt Nam (TMV) nói lời xin lỗi tới các khách hàng và người tiêu dùng Việt Nam về 3 vấn đề chất lượng trong quá trình lắp ráp, do kỹ sư Lê Văn Tạch phát hiện và tường trình với Cục đăng kiểm.

Toyota Innova lỗi kỹ thuật

Lỗi đầu tiên là áp suất dầu phanh bánh sau vượt quá tiêu chuẩn của Toyota toàn cầu. Tiếp đến là bu-lông của hàng ghế sau xiết không đủ lực. Lỗi cuối cùng xảy ra do bu-lông camber của hệ thống treo trước xiết không ở trạng thái chuẩn.

Ở lỗi đầu tiên, TMV xác định xảy ra trên 167 chiếc Innova J, chủ yếu dành cho taxi và sản xuất từ ngày 19/1/2010 đến 24/11/2010. Nếu có lỗi, thời gian sửa chữa có thể mất 2 tiếng.

Bu-lông hàng ghế sau xiết không đủ lực có thể xảy ra trên 53.280 chiếc Innova và 12.423 Fortuner, sản xuất trước ngày 23/12/2010. Thời gian kiểm tra và sửa tối đa 12 phút

Lỗi thứ ba có thể xảy ra với 7.370 xe Innova, sản xuất trước 13/10/2006. Thời gian sửa có thể là 2 giờ.

Thang 06/2012: GM Việt Nam triệu hồi 10.342 xe Captiva do lỗi phanh ABS

Ngày 05/06/2012, GM Việt Nam gửi báo cáo đến Cục Đăng kiểm Việt Nam, thông báo triệu hồi 10.342 xe Captiva do phát hiện sử dụng nhầm dầu trong hệ thống phanh.

Cụ thể, trong báo cáo gửi đến Cục Đăng kiểm Việt Nam, GM Việt Nam thông báo triệu hồi 10.342 chiếc Captiva được sản xuất từ tháng 01/12/2006 đến 30/10/2011 thuộc số loại Captiva CA26R (363 chiếc), CF26R (243 chiếc), KLAC1DF (3.387 chiếc) và KLAC1FF (6.349 chiếc).

Captiva lỗi phanh ABS

Trong thông tin khuyến cáo người sử dụng, thông báo có lý giải về hệ thống phanh của các xe Chevrolet Captiva có trang bị hệ thống ABS nhằm tăng cường khả năng điều khiển phương tiện, chống hiện tượng trượt lết và tăng hiệu quả khi phanh gấp xe. Tuy nhiên, loại dầu phanh Dong A DOT 4 sử dụng trên các xe Chevrolet Captiva trong quá trình sử dụng dễ tạo ra các chất cặn làm ảnh hưởng tới hoạt động đóng mở của cụm van ABS và dẫn đến quãng đường khi phanh xe có thể dài hơn bình thường, hay nói cách khác là giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống phanh.

Đối với các xe Chevrolet Captiva, Chevrolet Winstorm do các công ty hoặc cá nhân nhập khẩu vào Việt Nam thuộc diện phải triệu hồi đã được công bố tại Trung Quốc và Hàn Quốc cũng được áp dụng chương trình triệu hồi để sửa chữa, khắc phục do công ty TNHH ôtô GM thực hiện.

Tháng 09/2012: Honda Việt Nam triệu hồi Wave 110 RSX do lỗi cụm dây điện đèn hậu

Ngày 25/09/2012, Honda Việt Nam có thông báo triệu hồi và thay thế phụ tùng cho 152.053 xe Wave 110 RSX 2012 sau khi phát hiện điểm lỗi của cụm dây điện đèn hậu.

Wave 110 RSX lỗi cụm dây điện đèn hậu

Lý do thông báo thu hồi để thay thế phụ tùng cho xe Wave 110 RSX đời 2012, theo Honda Việt Nam, là do dây điện đèn phanh đấu nhầm với dây điện đèn hậu và ngược lại. Đây được cho là động thái tích cực của nhà sản xuất xe máy Nhật Bản dù chưa ghi nhận được phản ánh nào của khách hàng Việt Nam về lỗi này.

Cũng theo Honda Việt Nam, qua thử nghiệm đánh giá nội bộ của công ty, lỗi được phát hiện trên không ảnh hưởng tính năng hoạt động của xe. Tuy nhiên, để đảm bảo tính năng hoạt động tốt nhất cho xe, hãng đã quyết định thay thế và sửa chữa miễn phí cho toàn bộ số xe trên.

Honda Việt Nam cũng xác nhận đây là lỗi xảy ra với 1 lô sản xuất chứ không ảnh hưởng đến toàn bộ số xe Wave 110 RSX 2012 đã được bán ra thị trường.

Tháng 10/2012: Toyota Việt Nam triệu hồi 5.299 xe do lỗi công tắc cửa sổ điều khiển điện

Ngày 18/10/2012 vừa qua, công ty ôtô Toyota Việt Nam (TMV) vừa chính thức thông báo thực hiện Chương trình triệu hồi để kiểm tra và khắc phục lỗi công tắc chính điều khiển cửa sổ điện trên 5.299 xe Corolla Altis và Vios.

Sau thông báo được phát đi từ Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) vào ngày 16/10/2012, TMV đã báo cáo và nhận được sự phê duyệt của Cục Đăng Kiểm Việt Nam. Hãng xe Nhật Bản đã tiến hành chương trình triệu hồi để kiểm tra và khắc phục lỗi công tắc chính điều khiển cửa sổ điện trên xe Corolla Altis và Vios tại tất cả các Đại lý và Trạm Dịch vụ ủy quyền của Toyota trên toàn quốc.

Corolla Altis lỗi công tắc cửa sổ điều khiển điện

Chương trình triệu hồi sẽ được TMV thực hiện cho tổng số 5.299 xe Corolla Altis và Vios do TMV sản xuất và phân phối, trong đó có 1,489 xe Corolla Altis được sản xuất trong khoảng thời gian từ ngày 24/7/2008 đến 31/12/2008 và 3,810 xe Vios được sản xuất trong khoảng thời gian từ ngày 13/9/2007 đến 31/12/2008.

Theo như thông báo của Toyota, khi điều khiển lên xuống kính cửa sổ bằng công tắc nằm phía trước bên trái của xe (bên phía người lái), khách hàng có thể gặp phải hiện tượng phím công tắc không hồi về vị trí ban đầu hoặc có cảm giác phím công tắc bị dính. Nếu khách hàng cố gắng khắc phục hiện tượng này bằng các loại vật liệu bôi trơn thông thường sẵn có trên thị trường thì công tắc có thể sẽ bị quá nhiệt và nóng chảy.

Chương trình sẽ bắt đầu triển khai cho các xe Vios thuộc diện bị ảnh hưởng từ ngày 3/11/2012 và cho các xe Corolla Altis thuộc diện bị ảnh hưởng từ ngày 15/11/2012.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét